Những phần mềm cần thiết sau khi cài lại Windows
Nếu như bạn vừa mới thực hiện cài lại Windows hoặc mới vừa tiếp xúc với máy tính thì việc cài đặt các phần mềm cần thiết và hữu dụng cho các nhu cầu hằng ngày của bạn trên máy tính PC hoặc Laptop là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều phần mềm khiến bạn cảm thấy phân vân và không biết cài những phần mềm nào?
Trong bài viết này, admin muốn chia sẻ đến các bạn những phần mềm và thủ thuật cần thiết và hữu ích mà bạn nên cài đặt vào máy tính PC hoặc Laptop khi mới cài lại hệ điều hành Windows 7 hoặc Windows 8.1.
Những phần mềm cần thiết sau khi cài lại Windows - Ảnh minh họa (Nguồn: ienter.co.za)

1. Phần mềm diệt virus

Như các bạn đã biết thì hiện nay virus máy tính là một trong những nguyên nhân khiến máy tính chạy chậm hoặc không thể hoạt động được. Thậm chi, bạn có thể bị mất những tài khoản Email, Facebook hoặc các tải khoản online khác. Chính vì vậy, việc trang bị cho mình một phần mềm diệt virus là rất cần thiết. Tùy theo khả năng kinh tế mà bạn có thể chọn lựa phần mềm diệt virus miễn phí hoặc có phí cho máy tính của mình. Bạn có thể tham khảo các phần mềm diệt virus tại đây.

2. Trình duyệt web

Tiếp đến là một phần mềm không thể thiếu nếu như máy tính nhà bạn có kết nối Internet, tuy nhiên, nhiều người còn "lạc hậu" nên vẫn còn sử dụng IE của Microsoft, bên cạnh đó còn có những trình duyệt web mới & tiện ích hơn, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

3. Bộ gõ Tiếng Việt

Đây chắc chắn là phần mềm không thể thiếu trên máy tính rồi! Bạn có thể tham khảo cách cài đặt & sử dụng Unikey tại đây.

4. Ứng dụng văn phòng Microsoft Office

Microsoft Office là ứng dụng khá quạn trọng cho công việc cũng như học tập chính vì thế mà nó không thể thiếu trên máy tính của bạn. Tuy vậy, Microsoft Office là một ứng dụng bản quyền. Vì vậy mà bạn cần bỏ một khoản phí nhất định để sử dụng lâu dài ứng dụng này, tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng miễn phí tại đây.

5. Phần mềm hỗ trợ download

Khi nhắc đến download thì tất nhiên Internet Download Manager là lựa chọn đúng đắn & chính xác nhất rồi, bạn có thể tham khảo cách cài đặt & sử dụng IDM tại đây.

6. Phần mềm dọn rác - tăng tốc hệ thống

CCleaner chắc có lẽ đã không còn là cái tên xa lạ với hầu hết mọi người hiện nay bởi những tính năng khá tuyệt vời có nó nhưng hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể xem cách cài đặt và sử dụng CCleaner tại đây.

7. Phần mềm hỗ trợ nghe nhạc, xem video

Mặc định với Windows thì trình nghe nhạc được tích hợp sẵn đó là Windows Media Player. Tuy nhiên, trình nghe nhạc này lại không hổ trợ một số định dạng thông dụng hiện nay như MKV, FLV, ..... Chính vì vậy, bạn có thể cài đặt 1 trong các phần mềm sau: VLC Media Player hoặc KMPlayer.

Lời kết

Trên đây là những phần mềm cần thiết mà hầu như bất cứ máy tính PC hoặc Laptop nào cũng đều phải trang bị. Và với các phần mềm đã được chia sẻ ở trên thì admin không khuyến khích các bạn tìm cách sử dụng miễn phí các phần mềm bản quyền bởi nó luôn ẩn chứa các nguy cơ liên quan đến những tài khoản quan trọng của bạn trên Internet.
Nếu có thể, hãy sử dụng phần mềm miễn phí để thay thế các phần mềm bản quyền hoặc mua bản quyền với những phần mềm cần thiết cho công việc của bạn. Chắc chắn ngoài việc đảm bảo an toàn cho cá nhân bạn thì hành động này cũng sẽ góp phần làm giảm đi tình trạng vi phạm bản quyền của chúng ta hiện nay.

Nguồn bài viết: topthuthuat.com
Chỉnh sửa & bổ sung: Bác Sĩ Windows

No comments:

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐĂNG BÌNH LUẬN

1. Không đăng những bình luận có tính khiêu dâm, tục tiểu.
2. Không đăng những bình luận có ý vi phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội.
3. Không đăng những bình luận vi phạm về chủ quyền nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
4. Không bôi nhọa, chửi bới thành viên khác.
5. Không nói tục, chửi thề.
6. Không đăng link ảnh/video sex, đồi trụy, phản động hoặc spam.
- Mọi bình luận vi phạm một trong các điều trên sẽ bị xóa mà không cần báo trước!
- Bạn có thể chèn thêm mặt cười để bình luận sống động hơn (bấm vào mặt cười để xem mã)!
- Nếu có thắc mắc hay góp ý, hãy gửi tại dây hoặc quaZing Me fanpage! hoặc bình luận ngay chỗ này!
- Những người bình luận ẩn danh thường không được chào đón.

Post a Comment